7 món ngon ngày tết ăn mãi mà không bị ngán
Bạn muốn mình trở thành một người phụ nữ đảm đang, muốn được chồng hãnh diện khi biết làm nhiều món ngon để chiêu đãi người thân, bạn bè trong dịp tết. Vậy bạn cần dành một chút thời gian để tham khảo cách làm 7 món ngon ngày tết không thể bỏ qua dưới đây nhé!
Xem thêm:
- Cách làm các món dưa chua cho bữa cơm ngày tết
- Mách bạn cách ăn nhiều mà không tăng cân trong dịp tết
1. Dưa hành
Dưa hành - món ăn dân dã trong ngày tết.
Dưa hành là món ăn dân giã nhưng cũng không thể thiếu trong ngày tết. Dưa hành khi được ăn cùng thịt, bánh chưng và các món ăn khác làm giảm cảm giác ngán. Vị chua chua, cay cay của dưa hành cũng sẽ giúp bạn không bị đầy bụng, việc tiêu hóa thức ăn cũng sẽ dễ dàng hơn.
Cách chế biến:
- Lựa loại hành già, củ chắc, bỏ rễ, rửa sạch và đem cắt đôi.
- Ngâm hành vào trong nước tro có pha với một chút hàn the trong 2 ngày 2 đêm. Vớt hành ra, lột vỏ rửa sạch rồi xếp hành vào lọ có muối, mía chẻ nhỏ, xếp hành theo từng lớp một.
- Sau 2 tuần, bạn có thể cho hành vào trong lọ thủy tinh. Nấu nước đường để nguội cho vào lọ để tiếp khoảng 3 ngày là ăn được.
2. Giò nạc, giò thủ
Từ trước đến nay, mâm cỗ của người Việt Nam trong ngày tết không thể thiếu được món giò chả.
Cách chế biến:
a. Giò lụa
- Xay thịt cho thật nhuyễn sau đó cho vào lá chuối gói thành hình ống, buộc lạt ra bên ngoài rồi mang luộc, có thể hấp để giò được ngọt và ngon hơn.
- Giò để nguội rồi đem ra thưởng thức, thái theo khoanh, trắng mịn. Bạn có thể thay thịt lợn bằng thịt bò hoặc ngan để thay đổi hương vị.
b. Giò thủ
- Sử dụng thịt ở đầu lợn để làm giò thủ. Ngoài ra còn có các nguyên liệu như: tai lợn, mộc nhĩ (nấm mèo), nước mắm, hạt tiêu. Cũng tương tự như giò lụa, giò thủ cũng được gói bằng lá chuối tươi để giữ được mùi thơm tự nhiên sau đó buộc lạt cho chặt đem hấp cách thủy.
- Khi giò chín, vớt ra bên ngoài, tiếp tục dùng 4 thanh tre cặp quanh khoanh giò ép thật chặt, treo lên cho khô.
3. Thịt đông
Giữa thời tiết lạnh giá trong mỗi dịp tết, thịt đông là món khoái khẩu của nhiều gia đình.
Cách chế biến:
- Chuẩn bị thịt lợn ba chỉ, bì lợn, mộc nhĩ, hạt tiêu. Cho tất cả vào trong nồi và ninh nhừ.
- Sau khi thịt đã nhừ, tắt bếp rồi để nồi thịt ở trong một không gian thoáng, không được để gần bếp nhé, đậy thật kỹ, để qua đêm là hôm sau đã có nồi thịt đông ngon đúng vị. Một đĩa thịt đông và 1 đĩa dưa hành vậy là cũng đã có được hương vị đặc trưng của ngày tết miền Bắc.
4. Nem
Cách làm món nem "chuẩn không cần chỉnh".
Cách chế biến:
- Nguyên liệu chuẩn bị: thịt lợn nạc (ngon nhất là nạc dăm), thịt cua bể hay tôm nõn, hành khô, nấm hương, mộc nhĩ, giá đỗ, trứng, hạt tiêu, muối, gia vị…
- Trộn đều rồi vừa chuẩn bị vào trong một chiếc nồi lớn rồi dùng bánh đa nem để cuốn rồi rán ngập dầu ăn.
- Pha nước chấm để ăn cùng gồm: nước mắm ngon, chánh, mì chính, đường, nước lọc, ớt. Có thể ăn kèm cùng với rau sống như xà lách, rau mùi để tăng hương vị món ăn và giảm cảm giác ngán cho ăn món chiên có chứa dầu mỡ.
5. Thịt bò kho quế
Cách chế biến:
- Uớp thịt bò cùng với chút nước cốt tỏi, chút gia vị. Dùng lạt buộc chặt rồi chiên qua rồi cho vào trong nồi để kho.
- Thả miếng thịt bò vừa chiên vào nồi nước sôi, thêm chút đường và một miếng quế nhỏ rang thơm, nấu cho đến khi thịt thật mềm, vớt ra để nguội. Bỏ những cọng lạt và cắt thịt ra để thưởng thức. Món này bạn có thể ăn kèm với bánh chưng trong dịp tết là rất phù hợp.
6. Rau nộm
Nộm hoa chuối được nhiều người yêu thích.
Để làm giảm cảm giác ngấy khi ăn các món như: nem, giò chả, thịt... bạn có thể làm cho mâm cơm gia đình mình món nộm với tấu khác nhau: nộm rau muống, hoa chuối, xu hào…. Đây đều là những món dễ làm nhưng lại rất "đắt hàng" trong bữa cơm của gia đình bạn.
7. Canh măng lưỡi lợn
Vị giòn giòn của măng khô và lưỡi lợn khiến món ăn này được nhiều người ưa thích.
Cách chế biến:
- Măng khô đem ngâm với nước ấm, có thể đem luộc và rửa sạch. Khi nấu có thể xào qua với mỡ, hành để ngấm gia vị.
- Cho thịt và ninh măng có thể sử dụng phần cổ, cánh, chân gà, nhưng thích hợp nhất là chiếc giò lợn.
- Chặt chân giò thành hình quân cờ vừa ăn. Dải đều trong nồi một lớp măng, một lớp giò heo đổ nước xâm xấp, đun sôi sau đó vặn nhỏ lửa để hầm cho kỹ.
Thường xuyên hớt bọt và châm thêm nước cho đến khi thịt và măng chín mềm, nêm nếm vừa ăn, cho hành, mùi, rắc tiêu.