Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Suy giãn tĩnh mạch chân là một căn bệnh mạn tính rất phổ biến hiên nay. Mặc dù không thực sự nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi người bệnh mắc phải cũng rất khó chịu. Để điều trị triệt để cần có sự kiên trì và long quyết tâm lâu dài và đồng thời kết hợp các liệu pháp điều trị y khoa.
Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Đi bộ là một vận động nhẹ nhàng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó, nhiều người lựa chọn đi bộ thay vì các môn thể thao đòi hỏi kỹ năng, hoặc đầu tư về mặt thời gian, tiền bạc khác. Riêng đối với những ai mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân, thường ít khi đi bộ, thậm chí hạn chế đi lại, vận động bởi lo lắng tình trạng bệnh sẽ càng nặng hơn.
Đi bộ là một vận động nhẹ nhàng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh minh họa).
Thực tế, quan niệm này hoàn toàn sai lầm!
Các bác sĩ, chuyên gia về lĩnh vực này cho rằng, đi bộ không những không làm trầm trọng thêm căn bệnh giãn tĩnh mạch chân mà thậm chí còn có tác dụng tích cực đến quá trình điều trị bệnh.
Khi chúng ta đi bộ, máu từ đám rối tĩnh mạch phía gót chân cũng như lòng bàn chân sẽ đẩy lên tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Qua động tác co cơ cẳng chân, máu sẽ được đẩy về tĩnh mạch của vùng đùi.
Nói một cách chuyên môn, máu chảy về tĩnh mạch cao hơn sau đó chuyển về tim. Quá trình đi bộ, cơ co làm bơm tĩnh mực phát huy công suốt hoạt động khiến máu đẩy mạnh về tim, giảm tình trạng ứ đọng, áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.
Tóm lại, đi bộ giúp giảm triệu chứng lâm sàn của bệnh suy giãn tĩnh mạch chính là lời giải đáp cho câu hỏi giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không.
Lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia: Đã có thống kê, những ai mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân nếu đi bộ dưới 10 phút/ngày sẽ có nguy cơ loét chân cao hơn so với người đi bộ trên 10 phút/ngày. Do vậy, nên hình thành thói quen đi bộ để đảm bảo căn bệnh không diễn biến phức tạp hơn.
Điều cần ghi nhớ với người suy giãn tĩnh mạch
Những ai mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, nên bắt đầu hình thói quen đi bộ, từ cường độ thấp (thời lượng, quãng đường) sau đó tăng dần mức độ lên. Khi mới khởi đâu, chắc chắn sẽ chưa quen nên cảm giác đau chân, nhưng sẽ dần quen ở thời gian sau.
Những ai mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, nên bắt đầu hình thói quen đi bộ, từ cường độ thấp (thời lượng, quãng đường) sau đó tăng dần lên (Ảnh minh họa).
Những ai mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân diễn biến sang giai đoạn loét chân có thể gặp khó khăn khi vận động cổ chân. Lúc này, giải pháp thích hợp nhất chính là điều trị vật lý trị liệu cổ chân đồng thời có liệu pháp giảm đau phù hợp trước khi đi bộ.
Thông tin về chứng suy giãn tĩnh mạch chân cũng như ảnh hưởng của thói quen đi bộ sẽ giúp bạn có một cái nhìn khách quan hơn về căn bệnh này.
Ngoài thói quen vận động, để kiểm soát tốt căn bệnh này, bạn nên tập luyện thể thao nhẹ nhàng cũng như xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Hiện đã có loại vớ y khoa dành riêng cho người mắc chứng giãn tính mạch chân giúp bạn sinh hoạt lành mạnh và thoải mái hơn, từ đó có thể phòng ngừa và điều trị bệnh.
Nguồn bài viết tham khảo tại: Drhaile.vn